NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO TẦNG HẦM TOÀ NHÀ (Phần cuối)

Ưu – Nhược điểm của các giải pháp thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm

1. Đối với giải pháp sử dụng quạt và ống gió:

Chúng ta đều biết, lưu lượng thông gió cần tải sẽ phụ thuộc vào diện tích của hầm. Do đó, đối với các tầng hầm có diện tích lớn, nếu áp dụng giải pháp thiết kế dùng quạt và đường ống gió thì sẽ gặp một số trở ngại như:

– Khó khăn trong việc phối hợp hệ thống ống gió với các hệ thống MEP khác.

– Gây ảnh hưởng đến cao độ lưu thông của hầm nếu hầm có cao độ trần thấp.

– Cần thêm chi phí xử lý tiêu âm đối với các hệ thống có sử dụng quạt lớn và đường ống gió dài.

Tuy nhiên, đa phần các dự án ở nước ta hiện nay đều được thiết kế theo giải pháp này vì:

– Phù hợp với các hầm có diện tích trung bình và nhỏ hoặc hầm có cao độ trần lớn.

– Được thẩm duyệt bởi cơ quan chức năng của nhà nước.

2. Đối với giải pháp sử dụng quạt cấp hút và quạt Jettfan:

Trong 2 giải pháp thiết kế hệ thống thông gió cho tầng hầm trên. Thì giải pháp thứ 2 này, là kiểu thiết kế có nhiều ưu điểm hơn:

– Giảm thiểu đáng kể hệ thống đường ống gió, miệng gió ở cả hệ cấp và hệ thải.

– Phù hợp với các tầng – bãi xe có thiết kế nổi trên mặt đất hoặc các tầng có các mặt xung quanh thông thoáng. Trong trường hợp này thì chỉ cần thiết kế hệ thống với các quạt Jettfan mà không cần tới các quạt cấp, hút.

– Được ứng dụng rộng rãi cho các dự án ở nhiều nước trên thế giới với các tầng hầm có diện tích lớn.

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng giải pháp này ít được áp dụng cho các công trình tại Việt Nam. Bởi cơ chế thẩm định mô phỏng CFD ở nước ta còn hạn chế, khiến giải pháp này ít được sử dụng rộng rãi.